Bệnh tiểu đường gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, biến chứng thận, mắt,… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như tính mạng của người bệnh – là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất thế giới. Việc quản lý bệnh tiểu đường đã trở thành gánh nặng lớn đối với người bệnh, vì vậy, thuốc cho người tiểu đường luôn được theo dõi sát sao về cơ chế cũng như chất lượng để đánh giá hiệu quả điều trị. Cùng điểm lại các loại thuốc cho người tiểu đường đang được sử dụng hiện nay.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucid (glucose) gây tăng đường huyết mạn tính, kèm theo đó có thể là các rối loạn chuyển hóa protid, lipid. Đây là hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết Insulin và/hoặc hoạt động kém hiệu quả của Insulin.
Hàng triệu người trên thế giới đang phải sống chung với bệnh tiểu đường, có đến khoảng 95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2, còn lại là tiểu đường type 1.
Tiểu đường type 1: Tế bào Beta tụy đảo bị phá huỷ dẫn đến thiếu hụt Insulin hoàn toàn, do yếu tố tự miễn hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Bệnh tiểu đường type 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc, mọi vóc dáng,…
Tiểu đường type 2: Do kháng Insulin hoặc rối loạn bài tiết Insulin. Bệnh tiểu đường type 2 thường xảy ra ở những người lớn tuổi, thừa cân, béo phì, huyết áp cao,…
Bệnh tiểu đường là một bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy, mục đích điều trị bệnh tiểu đường là giúp bệnh nhân ổn định đường huyết về ngưỡng an toàn (từ 4,4 – 6,1 mmol/l lúc đói, chỉ số HbA1c ≤ 6,5%) từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các loại thuốc cho người tiểu đường
Thuốc viên hạ đường huyết
- Nhóm Sulfamid (Sulfonylure):
- Sulfamid thế hệ I: Carbutamid, tolbutamid,.. nay đã ít dùng
- Sulfamid thế hệ II: Gliclazid, glipizip, glibenclamid
- Sulfamid dùng một lần: Amaryl, diamicron MR
Nhóm thuốc này giúp kích thích tế bào Beta tụy đảo tăng tiết Insulin, từ đó giúp điều hòa đường huyết khi tăng cao.
Chỉ định: tiểu đường type 2
Chống chỉ định: tiểu đường type 1, người có suy gan thận, có thai, bệnh nhân nhiễm khuẩn có chỉ định phẫu thuật, hôn mê do rối loạn chuyển hóa,..
Tác dụng phụ: hạ đường huyết, dị ứng với Sulfamid.
- Nhóm Biguanid: metformin, siofor, glucophage,… giúp ức chế hấp thu glucose ở ruột, tăng nhập glucose vào tế bào, kích thích phân hủy và ức chế tân tạo glucose.
Chỉ định: tiểu đường type 2
Chống chỉ định: tiểu đường type 1, suy gan, suy thận, nhiễm khuẩn, nhiễm toan, có thai, phẫu thuật.
Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, nhiễm toan acid lactic.
- Nhóm ức chế men α – glucosidase: Acarbose, Voglibose, Guar,… giúp làm chậm quá trình hấp thu đường ở ruột non.
Chỉ định: tiểu đường thể nhẹ ở cả type 1 và 2 hoặc phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác.
Chống chỉ định: suy gan, viêm ruột, phụ nữ có thai, cho con bú, hạ đường máu và nhiễm toan.
Tác dụng phụ: đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
- Nhóm Meglitimid: Novonorm…
Không thuộc nhóm Sulfamid nhưng cũng có tác dụng kích thích tế bào Beta tăng sản xuất Insulin.
- Nhóm thiazolidinedion: giúp tăng nhạy cảm Insulin tại cơ quan đích.
Chỉ định: tiểu đường type 2, phối hợp với các thuốc khác.
Chống chỉ định: có thai, cho con bú; suy tim, gan, thận; nhiễm khuẩn nặng, nhiễm toan, phẫu thuật; mẫn cảm với thuốc.
Điều trị bệnh tiểu đường bằng Insulin
Insulin là thuốc cho người tiểu đường type 1, được chỉ định bắt buộc, đôi khi có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường type 2 “cần Insulin”.
Bệnh nhân tiểu đường cần được theo dõi đường máu thường xuyên để đánh giá đáp ứng điều trị bệnh tiểu đường và điều chỉnh liều Insulin cho phù hợp. Bệnh tiểu đường được điều trị bằng Insulin cho phép kiểm soát đường huyết tốt hơn, do đó làm chậm hoặc ngăn cản các biến chứng vi mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Các loại Insulin:
- Insulin động vật: chiết xuất từ tụy của động vật như bò, lợn, khác với Insulin người ở một vài vị trí acid amin. Ngày nay, loại này ít được sử dụng.
- Insulin người: được tổng hợp bằng công nghệ gen hoặc bán tổng hợp từ Insulin lợn. Insulin loại này được sử dụng ngày càng nhiều, vì có độ tinh khiết rất cao nên ít gây kháng Insulin và loạn dưỡng mỡ ở chỗ tiêm.
- Các Analogue của Insulin người: có thời gian tác dụng rất ngắn nên dễ chỉnh liều.
Chỉ định:
- Tiểu đường type 1 (chỉ định bắt buộc).
- Tiểu đường type 2 trong các trường hợp: có biến chứng chuyển hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, có chỉ định phẫu thuật, có thai, suy thận, suy gan hoặc thất bại khi điều trị bệnh tiểu đường bằng các thuốc hạ đường huyết đường uống.
Các loại thảo dược dành cho người tiểu đường:
Ngoài các thuốc Tây y, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược. Việc kết hợp đồng thời thảo dược thiên nhiên với thuốc tây điều trị bệnh tiểu đường đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, không chỉ giúp tăng hiệu quả kiểm soát bệnh mà còn giúp hạn chế liều thuốc tây cho người bệnh, ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra. Có nhiều loại thảo dược đang được sử dụng phổ biến cho người bệnh tiểu đường như khổ qua rừng, dây thìa canh, tảo Spirulina,…
Khổ qua rừng: được sử dụng lâu đời với tác dụng làm giảm đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giúp ngăn ngừa các biến chứng tiếu đường như tim mạch, thận, thần kinh,… Trong khổ qua rừng có Charantin, vicin và một hợp chất tương tự Insulin là polypeptide-p giúp phòng chống bệnh tiểu đường.
Dây thìa canh: có hoạt chất Gymnemic Acid giúp tăng sản xuất Insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu, từ đó giúp hạ đường huyết, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Tảo Spirulina: chứa nhiều nguyên tố vi lượng, khoáng chất. Sử dụng tảo Spirulina giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường như ăn nhiều, đái nhiều,… Nhiều báo cáo lâm sàng đã chứng minh tảo Spirulina rất có lợi cho người bệnh tiểu đường type 2.
Ngày nay, với công nghệ khoa học hiện đại, người ta tiến hành bào chế kết hợp dây thìa canh, khổ qua, tảo Spirulina cùng các thảo dược có tác dụng hỗ trợ khác như thương truật, linh chi, hoài sơn… tạo ra sản phẩm vừa giúp hạ đường huyết, cholesterol máu, hạ HbA1c từ đó ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường vừa đảm bảo nhu cầu tiện lợi cho người bệnh. Ngoài việc sử dụng bổ sung các chế phẩm có thành phần thảo dược giúp hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cùng luyện tập thể dục thể thao để ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.