Ở nước ta hiện nay có khoảng 5.000.000 người mắc bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt có xu hướng gia tăng ở giới trẻ. Việc theo dõi các chỉ số bệnh tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong phát hiện cũng như kiểm soát tình trạng bệnh. Vậy chỉ số này ở mức bao nhiêu là an toàn? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé.
Chỉ số bệnh tiểu đường là gì?
Chỉ số bệnh tiểu đường hay còn gọi là chỉ số đường huyết (viết tắt là Gl – Glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ đường có trong máu tại thời điểm đo nhất định. Nồng độ đường trong máu luôn thay đổi liên tục và có sự liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hằng ngày. Nếu lượng đường trong máu quá cao trong một thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và gây ra nhiều biến chứng với các cơ quan khác như thận, tim, mạch máu, mắt…
Chỉ số đường huyết
Tùy vào từng thời điểm, chỉ số đường huyết trong cơ thể sẽ khác nhau. Chỉ số đường huyết được chia thành 4 loại sau đây
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: chỉ số đường huyết được đo bằng cách lấy mẫu máu tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày
- Chỉ số đường huyết khi đói: Được đo bằng cách lấy mẫu máu ít nhất 8 tiếng sau khi ăn
- Chỉ số đường huyết qua dung nạp glucose: Người xét nghiệm phải nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, sau đó được cho uống 75g glucose và lấy mẫu máu để kiểm tra sau 2 tiếng kể từ khi uống ly nước.
- Chỉ số HbA1C: Chỉ số này phản ánh nồng độ đường trong máu trung bình trong hai đến ba tháng vừa qua. Đây là chỉ số cho kết quả chính xác, ít khi bị sai lệch.
Chỉ số bệnh tiểu đường an toàn là bao nhiêu?
Theo các bác sĩ, chỉ số bệnh tiểu đường an toàn đối với người bình thường nằm trong ngưỡng sau đây:
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: dưới 140mg/dL (tương đương với 7,8 mmol/L)
- Chỉ số đường huyết lúc đói: dưới 100mg/dL (tương đương với 5,6 mmol/L)
- Chỉ số đường huyết sau dung nạp glucose: dưới 140mg/dL (tương đương với 7,8 mmol/L)
- Chỉ số HbA1C: dưới 5,7 %
Cụ thể như sau:
Chỉ số đường huyết khi đói
Chỉ số đường huyết khi đói được đo lần đầu tiên vào buổi sáng sau khi bạn đã nhịn ăn 8 tiếng trở lên. Chỉ số đường huyết khi đói nằm trong khoảng giữa 70 mg/dL (3,9 mmol/L) và 100 mg/dL (5,6 mmol/L) được coi là an toàn. Nếu chỉ số đường huyết khi đói của bạn trong khoảng từ 100mg/dL (5,6 mmol/L) đến 126 mg/dL (7,0 mmol/L) thì có khả năng bạn mắc tiểu đường. Để có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm lại xét nghiệm này vào một hôm khác hoặc thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose. Chẩn đoán đái tháo đường được xác định khi chỉ số này trên 126 mg/dL (7mmol/L) trong 2 ngày khác nhau.
Chỉ số đường huyết sau dung nạp glucose
Chỉ số đường huyết sau dung nạp glucose ở người bình thường là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L). Nếu chỉ số của bạn trong khoảng 140 – 200 mg/dL (7,8 – 11,1 mmol/L) là tình trạng giảm dung nạp glucose, đang có nguy cơ mắc tiểu đường. Còn nếu chỉ số đường huyết sau dung nạp glucose trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L) bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường
Chỉ số HbA1C dưới 5,7% được coi là an toàn. Trong khoảng từ 5,7% – 6,4% là đang có nguy cơ và nếu chỉ số HbA1C trên 6,5% sẽ được chẩn đoán đái tháo đường. Đây là chỉ số quan trọng thường xuyên được sử dụng trong chẩn đoán đái tháo đường.
Cách duy trì các chỉ số bệnh tiểu đường trong ngưỡng an toàn
Để duy trì chỉ số đường huyết an toàn, chế độ dinh dưỡng và luyện tập là 2 yếu tố then chốt bạn không nên bỏ qua. Có rất nhiều loại thực phẩm giúp duy trì lượng đường huyết ở ngưỡng cho phép. Trong đó đơn giản nhất là sử dụng rau củ và sữa.
Các loại rau củ vốn nổi tiếng với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Nhưng đặc biệt hơn cả, những hoa quả và rau màu đỏ hoặc xanh có chứa lượng anthocyanins dồi dào. Đây là thành phần có vai trò giúp giữ đường huyết ổn định. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung thêm dâu tây, nho, mướp đắng, tảo biển, rau xanh,… vào thực đơn.
Rau củ tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Không như trái cây và rau xanh, sữa là thực phẩm mà hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều cho rằng không tốt và nên tránh xa. Tuy nhiên một điều đáng ngạc nhiên là thức uống này cũng có công dụng vô cùng tốt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu luôn ở mức ổn đinh. Theo các nhà khoa học, tác dụng này có được là nhờ vào protein và enzyme trong sữa giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường và giảm thiểu tình trạng kháng insulin của cơ thể.
Một điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân đái tháo đường là luôn phải hạn chế ăn các thực phẩm ngọt, chứa nhiều tinh bột. Bởi vì chúng rất dễ làm lượng đường trong máu tăng cao đột ngột và gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao cũng góp phần không nhỏ giúp duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Đi bộ, thể dục nhịp điệu, yoga hay bất kỳ một bộ môn vận động nào bạn thấy hứng thú đều mang lại nhiều lợi ích cho căn bệnh này.
Chế độ luyện tập hợp lý
Ngoài ra, việc theo dõi nồng độ đường trong máu thường xuyên cũng không thể bỏ qua. Bệnh nhân nên đi khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm soát tình trạng cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để giữ đường huyết ổn định và ngăn ngừa tai biến, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập, bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín và chất lượng.