Với người mắc bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng. Thực đơn cho người tiểu đường khoa học không chỉ giúp duy trì đường huyết ổn định, ngăn ngừa biến chứng mà còn nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Để xây dựng chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh tiểu đường, bạn cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong đó, bạn cần chú ý:
- Thứ nhất, hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột): Đây là cách ngăn ngừa tăng đường huyết và khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Thứ hai, hạn chế các axit béo bão hòa: Giúp ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
- Thứ ba, xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng: Bên cạnh việc cung cấp cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa thì cần chú ý bổ sung những dưỡng chất khác cho cơ thể và đảm bảo sự hoạt động bình thường của các hệ cơ quan.
- Thứ tư, ăn uống điều độ, đúng giờ và tránh ăn quá no.
Bệnh tiểu đường cần chú ý ăn uống khoa học
Thực đơn cho người tiểu đường cần tuân thủ những nguyên tắc trên để ngăn ngừa ảnh hưởng cũng như biến chứng từ bệnh. Đồng thời đảm bảo cơ thể vẫn đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và bảo vệ sức khỏe. Đây là vấn đề mà nhất định người bệnh cần đặc biệt lưu ý.
Người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Bên cạnh nguyên tắc khi xây dựng thực đơn thì việc cân nhắc đến thực phẩm nên và không nên sử dụng cho người tiểu đường cũng rất quan trọng. Vậy nếu chẳng may mắc bệnh đái tháo đường thì bạn cần bổ sung thực phẩm nào và tránh xa loại nào để tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì thì tốt nhất?
Hãy chú ý đến một số thực phẩm nên tránh để không khiến bệnh thêm trầm trọng hay gây ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Nên ăn:
- Rau xanh và trái cây
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Thịt nạc
- Chất béo lành mạnh
Không nên ăn:
- Hạn chế gạo trắng, bánh mì, miến,…
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa
- Tránh ăn thịt mỡ, nội tạng động vật,…
- Hạn chế ăn hoa quả sấy khô
Gợi ý một số thực đơn cho người tiểu đường
Trong chế độ ăn uống khoa học cho người mắc đái tháo đường thì bạn cần lưu ý thực đơn khoa học. Nếu chưa biết nên ăn gì thì bạn có thể tham khảo một số thực đơn sau:
Thực đơn 1:
- Sáng: Bánh mì trứng (khoảng 1 cái nhỏ).
- Giữa sáng: Bưởi (4 múi).
- Trưa: 1 bát cơm, thịt gà kho gừng, canh bí đao, rau lang luộc.
- Chiều: 1 miếng thanh long
- Tối: 1 bát cơm, đậu hũ sốt cà chua, canh rau dền nấu tôm.
Thực đơn 2:
- Sáng: 1 tô phở nhỏ
- Giữa sáng: Nửa quả táo
- Trưa: 1 bát cơm, cá kho, canh rau ngót nấu thịt, rau muống luộc.
- Chiều: 2 quả quýt
- Tối: ½ bát cơm, canh khổ qua nấu tôm, thịt lợn nạc kho tiêu, dưa muối.
Thực đơn 3:
- Sáng: Cháo thịt bò
- Giữa sáng: 1 miếng đu đủ chín
- Trưa: 2/3 bát cơm, chả cá, canh bắp cải thịt heo, su su luộc.
- Chiều: ¼ quả lê
- Tối: ¾ bát cơm, cá kho, đậu bắp luộc, canh cải xoong nấu thịt.
Thực đơn 4:
- Sáng: Bún thang
- Trưa: 1 bát cơm nhỏ, trứng cuộn, canh rau cải, trái cây ít đường
- Chiều: Ngô luộc
- Tối: 1 bát cơm nhỏ, gà nấu nấm, rau càng cua, ¼ quả lê.
Bên cạnh những thực đơn cho người tiểu đường được gợi ý như trên thì bạn cũng nên chú ý đến lượng kcal nạp vào cơ thể. Mức phù hợp trung bình khoảng 1500-1700kcal/ngày. Các bạn nên chú ý tránh các loại trái cây có chứa nhiều đường và ăn cơm trắng ở mức vừa phải để duy trì sức khỏe mà vẫn cân bằng đường huyết trong cơ thể.
Kết hợp sử dụng một số thảo dược tự nhiên
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, việc sử dụng một số thảo dược tự nhiên có tác dụng hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường cũng rất quan trọng. Đây cũng là vấn đề mà người bệnh cần biết. Thực đơn cho người tiểu đường khoa học kết hợp thảo dược tự nhiên mang đến hiệu quả cao trong điều trị.
Khổ qua rừng
Mang đến tác dụng ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể. Chúng không chỉ điều hòa đường huyết, ngăn ngừa biến chứng mà còn thanh nhiệt, giải độc, tốt cho cơ thể.
Khổ qua rừng rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Nấm linh chi
Các thành phần của nấm linh chi số tác dụng tuyệt vời cho nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, chúng giúp hạ đường huyết và cân bằng, ổn định lượng đường nên đặc biệt tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Dây thìa canh
Trong thành phần của loại cây trên có chứa những chất giúp giảm sự hấp thu glucose ở ruột, làm tăng tiết insulin. Đồng thời, chúng hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng. Đặc biệt bảo vệ tuyến tụy lâu dài. Ngoài ra, dây thìa canh cũng có tác dụng làm giảm cholesterol, ngăn ngừa mỡ máu rất tốt.
Tảo Spirulina
Loại tảo trên không chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa biến chứng mà chúng còn cung cấp dinh dưỡng cho quá trình ăn uống kiêng khem của người bệnh tiểu đường. Đây cũng là một trong những “thần dược”, hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường hiện nay.
Tảo Spirulina có nhiều lợi ích tuyệt vời cho bệnh nhân mắc tiểu đường
Khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cần chú ý hạn chế trái cây có chứa nhiều đường. Bên cạnh đó, không ăn quá nhiều cơm hay đồ ăn có chứa chất đường bột. Đồng thời, người tiểu đường cũng nên ăn nhạt. Theo một số khuyến cáo từ các bác sĩ, người bệnh chỉ nên ăn dưới 6g muối/ngày. Bên cạnh đó, hãy duy trì thói quen khoa học để chung sống khỏe mạnh với bệnh.
Phía trên là những gợi ý thực đơn cho người tiểu đường và lời khuyên ăn uống khoa học. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.