Mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình thường trổ tài làm nhiều món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên, tiếp đãi khách và để các thành viên trong gia đình sum vầy, tụ họp cùng nhau. Chính vì thế, nhiều người bệnh tiểu đường bị tăng đường huyết do ăn nhiều hơn và vận động ít hơn từ đó dễ dẫn đến các biến chứng. Theo chuyên gia, nếu có sự hiểu biết và tuân thủ một số nguyên tắc, việc kiểm soát đường huyết nói riêng và các biến chứng do đường huyết tăng nói chung vào ngày Tết là không quá khó.
Kiểm soát dinh dưỡng
Ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định. Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường vào những ngày bình thường kiểm soát rất tốt chế độ ăn uống, nhưng vào dịp Tết lại “buông lỏng kỉ luật”. Mọi người thường ăn nhiều hơn, và điều đáng lo ngại hơn là các món ăn trong những ngày này lại không thích hợp với người bị tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra thức ăn truyền thống của ngày Tết có quá nhiều chất béo như giò thủ, canh măng… hoặc dễ làm tăng đường máu như xôi, bánh chưng, đấy là chưa kể tới các loại món ăn ngọt như bánh, mứt.
Vì vậy, để kiểm soát đường huyết tốt trong ngày Tết các bệnh nhân cần lưu ý: Trước khi vào bữa ăn, nên ăn một lượng nhỏ thức ăn không làm tăng đường máu nhiều để tạo cảm giác no. Điều này giúp người bệnh khi vào bữa chính với các món không có lợi cho người tiểu đường như bánh chưng, canh măng… sẽ không ăn quá nhiều. Ngoài ra, dù sinh hoạt bị đảo lộn, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn đúng bữa, các bữa ăn nên chia nhỏ với các bữa chính và bữa phụ, tránh ham vui mà dẫn đến tình trạng ăn uống mất kiểm soát.
Đừng bỏ qua tập luyện
Vào những ngày Tết, chúng ta thường lơ là việc tập luyện. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường việc “quên” luyện tập sẽ khiến cho đường huyết tăng lên. Vì vậy duy trì luyện tập ngay cả vào dịp lễ tết là điều các bác sỹ khuyên bệnh nhân tiểu đường thực hiện. Có thể lựa chọn những môn thể thao cần hoạt động tay chân nhiều và đều đặn như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp hay bơi lội… đều đặn mỗi tuần ít nhất 3-4 lần, mỗi lần chừng nửa giờ. Ngoài ra, người bệnh có thể thay tập luyện ngoài trời bằng luyện tập trong nhà như đi lại và tập những bài tập cơ bản.
Đo đường huyết thường xuyên
Việc đo đường huyết cần được thực hiện thường xuyên ngay cả vào dịp lễ tết. Máy đo đường huyết cá nhân sẽ giúp người bệnh có con số chính xác về sự ổn định của đường huyết. Thông thường, thời gian cuối năm thời tiết thường lạnh, trong khi đa số máy đo đường huyết có thể sẽ hoạt động không tốt khi nhiệt độ quá thấp. Vì vậy, trước khi đo hãy làm ấm máy đo bằng chính nhiệt độ của cơ thể (ủ trong lòng bàn tay).
Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên
Ngoài việc kiểm soát dinh dưỡng, duy trì tập luyện, các nhà khoa học khuyên nên sử dụng thêm các loại thảo dược quý có tác dụng trong việc ổn định đường huyết. Các nghiên cứu đã chỉ ra các loại thảo dược có tác dụng tốt trong viêc kiểm soát đường huyết như khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, hoài sơn… Các thảo dược này không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường…
Thực đơn chuẩn vào dịp Tết cho bệnh nhân tiểu đường
Thực phẩm Tết chứa nhiều chất béo, đường là những thức ăn cần kiêng khem ở người tiểu đường. Chính lý do đó, người bị tiểu đường cần luôn để ý các thực phẩm nên và không nên ăn trong ngày Tết.
– Với các món giàu tinh bột: Thay vì ăn các món đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, cơm, xôi nên chọn các món như bún hoặc miến.
– Với các món ăn có nhiều chất đạm: Người bệnh không nên ăn các món như thịt đông, thịt kho tàu vì nhiều mỡ. Ngoài ra, cũng cần hạn chế hoặc không ăn nội tạng động vật. Với nem rán, các chuyên gia khuyên người bệnh có thể ăn nhưng không nên ăn nhiều.
– Với rau củ quả: Nên ăn nhiều loại rau xanh như: bông cải xanh, bí ngô, đậu, măng tây, cà rốt, hành tây; hạn chế ăn các loại đồ sấy như mít sấy, khoai sấy… Với hoa quả, nên ăn bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ…
– Với đồ ngọt: Nên có thực đơn riêng với những loại bánh kẹo dành cho người tiểu đường. Cách này giúp người bệnh vẫn thưởng thức được hương vị ngày Tết mà không lo ăn phải bánh kẹo có chứa nhiều đường.
– Với đồ giải khát: Thay vì bia rượu, người bệnh nên uống nước trà, nếu bắt buộc phải uống bia rượu, chỉ nên uống 1 lon/ngày, 200ml rượu/ngày. Tuy nhiên một chút vang đỏ lại có lợi cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường, giúp bảo vệ hệ tim mạch.
Ngoài ra, các bệnh nhân nên sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh, khổ qua, hoài sơn, tảo spirulina…
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh