Tiểu đường được xếp vào nhóm những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay do diễn biến âm ỉ, khó phát hiện. Trong đó số ca mắc tiểu đường type 2 chiếm đa số với tỷ lệ gần 90%. Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những biến chứng tiểu đường type 2 thường gặp nhất để biết cách chung sống trong hòa bình với căn bệnh này.
Bệnh tiểu đường type 2 gây ra do sự đề kháng insulin hoặc suy giảm bài tiết insulin của tuyến tụy hoặc cả hai làm cho người bệnh bị rối loạn sử dụng insulin ở các mô trong cơ thể . Bệnh tiểu đường có 2 nhóm biến chứng chính, đó là:
- Cấp tính
- Mạn tính
Biến chứng tiểu đường type 2 cấp tính
Đây là những biến chứng có xu hướng xuất hiện 1 cách bất ngờ, đột ngột. Gây ra nhiều hoang mang và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu như không được xử trí kịp thời.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là biến chứng tiểu đường type 2 rất hay gặp phải. Hiện tượng này xuất hiện khi lượng glucose trong máu thấp quá mức cho phép (khoảng 3,9 mmol/l).
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết:
- Do chế độ ăn kiêng: Cơ thể không đủ glucose để duy trì hoạt động thường ngày.
- Dùng thuốc hạ đường huyết quá liều, hoặc uống nhầm, uống trước khi ăn.
- Tập luyện quá sức dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, sử dụng glucose quá mức gây nên tình trạng thiếu hụt.
- Uống rượu bia quá mức: Uống nhiều rượu bia mà không ăn có thể ngăn cản gan giải phóng glucose dự trữ vào máu, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.
Rất dễ để nhận biết hiện tượng hạ đường huyết. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như mệt mỏi, đói cồn cào, ra mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt, choáng váng, tay chân run rẩy,…
Hạ đường huyết khiến người bệnh chóng mặt, choáng váng
Để xử lý tình trạng hạ đường huyết đột ngột, các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân nên mang theo 1 chút đồ ngọt như bánh, kẹo, trái cây. Điều này giúp đường huyết nhanh chóng trở lại mức bình thường. Thông thường khi ăn đồ có đường thì đường huyết sẽ trở về mức bình thường tương đối nhanh, chỉ khoảng từ 15-20 phút.
Trong trường hợp bị hạ đường huyết nặng hơn, cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Hôn mê
Khi đường huyết tăng cao quá mức dễ dẫn đến nguy cơ gây hôn mê đột ngột. Khi tình trạng này xảy ra, bệnh nhân cần phải được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Để phòng ngừa những biến chứng tiểu đường type 2 này, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và kiểm soát tốt liệu trình sử dụng thuốc.
Hiện tượng hôn mê thường gặp ở người tiểu đường type 2 trên 60 tuổi
Nhiễm toan Ceton
Hiện tượng nhiễm toan Ceton xảy ra khi máu bị toan hóa do nồng độ acid acetic tăng. Đây là sản phẩm chuyển hóa trung gian của lipid để sinh năng lượng khi cơ thể thiếu hụt insulin. Hiện tượng này thường gặp phải ở bệnh nhân đái tháo đường type 1.
1 số triệu chứng thường gặp phải của nhiễm toan ceton là khát nước, chán ăn, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Ngoài ra bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau họng, rát họng, đỏ da, đau bụng, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng. Nếu xét nghiệm có thể tìm thấy ceton trong nước tiểu hoặc trong hơi thở.
Tình trạng nhiễm toan Ceton nếu không được xử lý ngay có thể dẫn đến nguy cơ hôn mê, thậm chí là tử vong.
Biến chứng tiểu đường type 2 mạn tính
Các biến chứng tiểu đường type 2 mạn tính xảy ra khi lượng glucose máu tăng cao trong 1 khoảng thời gian dài. Điều này gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa protein, lipid và carbohydrate và làm suy giảm chức năng của các cơ quan.
Biến chứng mắt
Lượng glucose máu cao gây tổn thương hệ thống mao mạch ở dưới đáy mắt. Lâu dần, thị lực của người bệnh sẽ bị suy giảm hoặc thậm chí dẫn đến mù lòa.
Bên cạnh đó, những biến chứng khác ở mắt như tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể cũng có thể xảy ra.
Để phòng ngừa các biến chứng về mắt, bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát đường huyết trong ngưỡng cho phép. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
Ngoài ra, bạn nên duy trì lịch trình khám mắt định kỳ, khoảng 2 lần 1 năm. Tuyệt đối không chủ quan nếu thấy bỗng dưng mắt nhìn mờ hoặc đau nhức.
Biến chứng thần kinh
Biến chứng thần kinh thường hay xảy ra và xuất hiện khá sớm ở bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh thường có cảm giác tê nóng ở bàn chân, thở gấp, nhịp tim không ổn định, hay bị vã mồ hôi,…
Để phòng tránh biến chứng bệnh tiểu đường này, bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường huyết ở mức cho phép và chăm sóc bàn chân mỗi ngày
Biến chứng tim mạch
Các biến chứng tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng lipid máu,… là những biến chứng khó tránh khỏi của căn bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên nếu được phòng ngừa đúng cách, bệnh nhân có thể hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng này.
Biến chứng tim mạch
Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân nên kiểm soát các chỉ số quan trọng của cơ thể, bao gồm đường huyết, huyết áp và mỡ máu. Thêm vào đó, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập đều đặn cũng góp phần quan trọng giúp phòng ngừa bệnh.
Biến chứng nhiễm trùng
Lượng glucose máu cao tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, gây nên hiện tượng nhiễm trùng.
Để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân cần giữ đường huyết ở mức ổn định và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đặc biệt cần chú ý vệ sinh những nơi dễ xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn như vùng kín, răng miệng,… Chú ý cần đi gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu sốt, tiểu buốt.
Trên đây là 1 số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Những biến chứng này hầu hết có thể phòng ngừa bằng cách duy trì lượng đường huyết ổn định, thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý và sử dụng bổ sung 1 số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.