Chế độ ăn cho người tiểu đường (hay đái tháo đường) cần thay đổi so với người khỏe mạnh, nhưng không có nghĩa là phải ăn uống, chọn thực phẩm quá khác biệt và khắt khe. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần nắm vững nguyên tắc ăn uống để đường huyết luôn ở ngưỡng cho phép, nhằm tránh biến chứng nguy hiểm của tiểu đường gây ra.
Nguyên tắc xây dựng chế độ thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường, bạn cần áp dụng các lưu ý sau trong mỗi bữa ăn hàng ngày:
- Người bệnh tiểu đường nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm: Bữa ăn gồm 1/2 là rau củ, 1/4 là cơm và 1/4 còn lại là đạm, mỡ; có nghĩa là bữa ăn phải đầy đủ chất bột, chất đạm, chất béo và chất xơ.
- Người bệnh tiểu đường nên ăn đủ bữa bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày: Bệnh nhân nên ăn nhiều hơn vào bữa sáng và bữa trưa, không nên ăn quá no vào bữa tối. Bệnh nhân duy trì bữa sáng đều đặn sẽ giúp giảm đường huyết hiệu quả.
- Người bệnh tiểu đường nên ăn đủ với nhu cầu của cơ thể: Bệnh nhân tiểu đường cần ăn theo nguyên tắc về nhu cầu năng lượng, ăn đủ là khi cảm giác bụng sau khi ăn thoải mái, không ì ạch hay khó tiêu.
- Người bệnh tiểu đường nên ăn rau, uống nước canh trước khi ăn: Cách này sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác thèm cơm và các thực phẩm khác; mặt khác, trước khi ăn mà ăn rau sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất béo, chất đường, từ đó không làm đường huyết tăng sau khi ăn.
Thực phẩm tốt cho người tiểu đường bị tăng huyết áp, mỡ máu cao
Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 6g muối/ngày nếu bị tăng huyết áp. Người bệnh không chấm thêm muối hoặc nước mắm, không dùng mì chính, không ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, dưa, cà muối, giò, chả, thịt nguội v.v… Tốt nhất, bạn nên chuyển sang các món hấp, luộc và hạn chế món chiên xào, đồ kho.
Bệnh nhân đái tháo đường nên giảm ăn thịt đỏ, trứng, da động vật nếu bị mỡ máu cao, chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên ăn 4 quả trứng/tuần để đảm bảo không bị dư thừa chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mỡ máu.
Thực phẩm tốt cho người tiểu đường bị biến chứng suy thận
Người đái tháo đường biến chứng suy thận vẫn nên duy trì chế độ ăn như người bệnh đái tháo đường bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều chỉnh chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường ở giai đoạn bệnh nặng như ăn nhạt hoàn toàn hoặc phải giới hạn gam đạm/ngày. Bệnh nhân nên giảm muối và thực phẩm nhiều chất đạm nếu bạn mới chớm suy thận.
Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường nặng có thể ăn dưới 1 gam thịt, hoặc thay thế thịt bằng cá và các thực phẩm chứa chất đạm khác với hàm lượng tương đương trong bữa ăn. Các thực phẩm tốt cho người tiểu đường có thể ăn thoải mái bao gồm các loại bầu bí, bí tròn, bí ngô, bí xanh… Ngoài ra, đối với những loại rau giàu đạm như rau đay, rau muống, rau ngót, mồng tơi, giá đỗ thì bệnh nhân nên hạn chế một tuần chỉ ăn từ 3 – 4 bữa.
Thực phẩm tốt cho người tiểu đường cần tăng cân nên ăn như thế nào?
Nếu người tiểu đường cần tăng cân, trong chế độ ăn có thể uống thêm các loại sữa dành riêng cho người tiểu đường hoặc ăn nhiều hơn thực phẩm có chứa chất bột, đường.
Ví dụ, nếu thực đơn mỗi ngày của bệnh nhân tiểu đường là 3 bát cơm, trong trường hợp người bệnh muốn tăng cân thì có thể ăn thêm nửa bát hoặc lưng bát mỗi ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân nên chia đều cho bữa sáng và bữa trưa chứ không ăn dồn vào một bữa. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân đang ăn 2 bữa phụ thì cũng có thể tăng số lần ăn trong các bữa phụ lên 3 hoặc 4 bữa.
Trái cây người tiểu đường nên có trong thực đơn mỗi ngày
Người tiểu đường nên ăn trái cây để bổ sung lượng vitamin thiếu hụt. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn được tất cả các loại trái cây, trong đó một số loại trái cây rất tốt có thể ăn thường xuyên là thanh long, ổi, cam, bưởi, xoài, chuối v.v…
Để tránh đường huyết sau ăn tăng cao, bệnh nhân nên ăn trái cây vào bữa phụ. Đồng thời, bệnh nhân cần tính chúng vào năng lượng trong một ngày để không bị quá dư thừa, nếu ăn thêm trái cây thì cần bớt một phần cơm.
Trên đây là những thực phẩm tốt cho người tiểu đường giúp người bệnh ổn định chỉ số đường huyết. Hãy nhớ đảm bảo kiểm soát đường huyết thường xuyên và hiệu quả bằng cách chuẩn bị sẵn thiết bị đo đường huyết bỏ túi và sẵn sàng kiểm tra sau khi ăn một loại thực phẩm lạ bất kỳ nào.
Tuy vậy, 80% dưỡng chất từ thực phẩm sẽ bị đào thải và chỉ 20% dưỡng chất được bệnh nhân thu nạp. Do đó, các sản phẩm như thực phẩm chức năng dành cho người tiểu đường cũng là một nguồn cung cấp các dưỡng chất quan trọng, hỗ trợ hạ đường huyết và giảm các biến chứng có thể xảy ra. Trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm hỗ trợ dạng này nhưng được chia ra làm hai loại chính: loại có nguồn gốc tổng hợp từ các vi chất như Magie, Kẽm, Selen, Crom,… – loại này thường mang tác dụng phụ và loại có nguồn gốc thiên nhiên, chứa các loại thảo dược như khổ qua rừng, dây thìa canh, tảo spirulina, quế,… – loại này dễ hấp thụ, không gây tác dụng phụ.
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng loại thực phẩm chức năng hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên được xem là thực phẩm tốt cho người tiểu đường bởi các đặc tính tối ưu như: giúp tăng sinh Insulin, ổn định đường huyết an toàn, không gây tác dụng phụ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.