Số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường hàng năm đang gia tăng không ngừng. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì thế “Chữa bệnh tiểu đường có khó không?”, “Có thể khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường không?” luôn là nỗi trăn trở của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết cho những câu hỏi ở trên.
Bệnh tiểu đường là gì?
Để tìm ra lời giải cho nỗi trăn trở: “Chữa bệnh tiểu đường có khó không?”, bạn cần hiểu rõ khái niệm của bệnh.
Bệnh tiểu đường, hay còn có tên gọi khác là đái tháo đường, xuất hiện khi hàm lượng glucose trong máu cao quá ngưỡng cho phép. Đây là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính mà nhiều người gặp phải, do sự thiếu hụt bài tiết insulin hoặc kém đáp ứng với insulin trong cơ thể. Nếu bệnh không được phát hiện sớm, người bệnh có thể sớm gặp nhiều biến chứng xấu ở các cơ quan như thận, tim mạch, thần kinh, mắt, và dẫn đến nguy cơ cao nhiễm trùng khó lành, đặc biệt là ở xương khớp và bàn chân. Thông thường, bệnh nhân tiểu đường sẽ được dùng thuốc duy trì để kiểm soát nồng độ đường trong máu.
Tiểu đường xảy ra khi đường huyết cao quá mức cho phép
Bệnh tiểu đường hiện nay có 2 loại phổ biến là: tiểu đường type 1, type 2. Trong đó tiểu đường type 2 chiếm 90% – 95% số ca mắc.
- Tiểu đường type 1: sự phá hủy tế bào beta ở đảo tụy gây ra tình trạng thiếu hụt insulin trong cơ thể. Đây có thể do yếu tố tự miễn hoặc không có nguyên nhân nào rõ ràng. Bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp phải bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi hay chúng tộc nào.
- Tiểu đường type 2: đây là căn bệnh gây ra do sự rối loạn bài tiết insulin hoặc kháng insulin trong cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra những người béo phì, thừa cân, người lớn tuổi, huyết áp cao,…
Tiểu đường type 2 thường gặp ở người béo phì
Chữa bệnh tiểu đường có khó không?
Nhiều bệnh nhân khi biết mình mắc bệnh thì rất khó khăn để chấp nhận, băn khoăn không biết chữa bệnh tiểu đường có khó không và có hy vọng chữa dứt được không.
Người bệnh nên biết, đái tháo đường là một căn bệnh mạn tính nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó mục tiêu của điều trị căn bệnh này là giữ đường huyết ổn định ở ngưỡng cho phép, từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chữa bệnh tiểu đường có khó không, theo tiến sĩ, bác sĩ Phan Huy Anh câu trả lời là Không. Với khoa học hiện đại, việc sống chung với đái tháo đường không còn là khó khăn. Nếu điều trị tốt, tuổi thọ của người bệnh có thể tương tự như người bình thường, các biến chứng xuất hiện muộn hoặc ít. Để làm được điều đó, người bệnh cần được phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị sớm và đúng cách.
Điều trị tiểu đường
Đối với các bệnh nhân đái tháo đường type 1, insulin ở đảo tụy hoàn toàn bị phá hủy và không thể tự tiết ra được. Do đó việc bổ sung insulin là cách tốt nhất đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường type 1.
Bên cạnh việc bổ sung insulin để giữ đường huyết ở mức ổn định, bệnh nhân cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.
Với trường hợp bệnh nhân tiểu đường type 2, việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thường xuyên vẫn là yếu tố then chốt. Nếu như phương pháp này không đem lại hiệu quả sau vài tháng thì bệnh nhân cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Tập luyện thể thao giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Các loại thuốc trị tiểu đường hiệu quả
- Thuốc tiêm insulin
Đây là thuốc điều trị quan trọng cho những bệnh nhân đái tháo đường type 1. Có khoảng 30% bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng sử dụng insulin trong điều trị. Đây cũng là loại thuốc có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.
Liều lượng của thuốc tiêm insulin tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cân nặng của từng bệnh nhân. Trong đa số các trường hợp bệnh nhân được chỉ định tiêm insulin hai lần mỗi ngày. Việc tiêm từ ba lần trở lên chỉ được bác sĩ cho phép khi đường huyết ở mức quá cao.
- Các loại thuốc đường uống
Đây là các thuốc điều trị chính cho bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Nhóm Sulfonylurea
Cơ chế của nhóm thuốc này là kích thích tuyến tụy sản sinh insulin. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng nếu tế bào beta ở đảo tụy không bị tổn thương.
Nhóm sulfonylurea chống chỉ định cho bệnh nhân suy thận mạn, suy gan, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú. Không dùng thuốc này cho bệnh nhân đái tháo đường type 1. Khi sử dụng, bạn nên uống trước bữa ăn khoảng nửa tiếng.
Nhóm Biaguanide
Thuốc duy nhất trong nhóm này còn được sử dụng là Metformin. Đây cũng là loại thuốc đường uống thường được sử dụng để điều trị tiểu đường với cơ chế chế sản sinh glucose ở gan và gia tăng độ nhạy của insulin với các tế bào. Metformin được khuyến cáo lựa chọn cho những người đái tháo đường do béo phì, thừa cân.
Nhóm Meglitinides
Đây là nhóm thuốc có cơ chế tăng sinh insulin. Chúng có tác dụng nhanh nhưng khá ngắn. Nhóm thuốc này có thể làm tăng cân và hạ đường huyết
Nhóm ức chế enzyme Alpha – Glucosidase
Enzyme Alpha – Glucosidase có tác dụng phân hủy đường đôi thành đường đơn. Do đó, nhóm thuốc này giúp làm giảm tốc độ hấp thu đường và hạ đường huyết. Thuốc được khuyến cáo sử dụng trước bữa ăn.
Nhóm Thiazolidine
Đây là nhóm thuốc có khả năng làm tăng sản sinh insulin, nhờ đó giúp tăng vận chuyển glucose từ máu và hạn chế quá trình sản sinh glucose tại gan. Nhóm Thiazolidine được khuyến cáo chống chỉ định với các bệnh nhân men gan cao hoặc suy tim.
Nhóm ức chế men DPP-4
Đây là nhóm thuốc mới trong điều trị đái tháo đường. Nhóm thuốc này có ưu điểm là tiện sử dụng một lần trong ngày, ít chỉnh liều và độ an toàn cao. Tuy nhiên cũng có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như viêm hô hấp hoặc nổi mề đay.
Trên đây là những thông tin hữu ích về để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa được không. Ngoài việc tuân thủ chế độ dùng thuốc được bác sỹ chuyên khoa kê đơn, người bệnh có thể tham khảo thêm các sản phẩm có tác dùng hỗ trợ hạ đường huyết. Các sản phẩm này thường có các thành phần như dây thìa canh, khổ qua giúp ổn định đường huyết và giảm chỉ số HbA1c. Từ đó giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng hiệu quả.