Biến chứng tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi bệnh không được điều trị sớm gây trở nặng. Khi đó, việc điều trị càng trở nên khó khăn. Cùng chúng tôi tìm hiểu về biến chứng của bệnh này và cách phòng ngừa hiệu quả nhất nhé.
Các biến chứng tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường là bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra 10 biến chứng tiểu đường tuýp 2 sau, người bệnh cần biết để phòng tránh.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Biến chứng trên mắt và tai
Đầu tiên là biến chứng về mắt, nếu tiểu đường quá lâu không chữa trị kịp thời có thể làm phá hủy võng mạc, ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh. Bạn biết đấy, bệnh lí võng mạc tiểu đường phụ thuộc rất nhiều vào thời gian mắc bệnh cũng như tỉ lệ đường huyết trong cơ thể của người bệnh. Nếu biến chứng tiểu đường tuýp 2 không được khắc phục sớm có thể gây nên tình trạng mù lòa. Vì thế, cần kiểm tra mắt định kì để có thể kiểm soát được tình trạng này.
Một biến chứng của tiểu đường tuýp 2 nữa đó là ảnh hưởng đến tai. Theo kết quả nghiên cứu, những người mắc tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ giảm thính lực gấp 2 lần so với những người khỏe mạnh (tính cùng độ tuổi). Đó là lí do vì sao trong đội ngũ các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân bị tiểu đường luôn không thể thiếu các chuyên gia chăm sóc về thính giác.
Biến chứng suy thận
Thận là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, nó có chức năng lọc toàn bộ chất thải từ bên trong thải ra bên ngoài qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, một tình trạng đáng báo động đó là, những người bị tiểu đường lâu năm (đặc biệt là tiểu đường type 2) có nguy cơ bị suy thận rất cao.
Theo các bác sĩ, biến chứng tiểu đường tuýp 2 gây suy thận không có dấu hiệu nhận biết sớm. Hầu hết các biến chứng này chỉ được phát hiện ra khi tình trạng suy thận đã ở giai đoạn nặng. Khi gặp các biến chứng này, hơn 1 nửa (60%) bệnh nhân phải chạy thận, hoặc ghép thận.
Vì thế, để hạn chế tình trạng biến chứng suy thận từ bệnh tiểu đường, ngoài việc điều trị tốt bệnh tiểu đường, người bệnh còn thường xuyên phải thực hiện các xét nghiệm (xét nghiệm máu, nước tiểu) để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh để từ đó có biện pháp xử lí kịp thời.
Gây tổn thương thần kinh và tứ chi
Một biến chứng tiểu đường tuýp 2 được ghi nhận nữa đó là gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên khiến người bệnh mất tự chủ trong việc kiểm soát được tiểu. Biến chứng này khiến người bệnh mất cảm giác của tứ chi, khi có vết thương ở tay, chân người bệnh cũng không nhận ra.
Không chỉ thế, với những người bị tiểu đường gây biến chứng thần kinh thì nguy cơ bị nhiễm trùng ở những vết thương này lớn hơn so với người bình thường. Một vết thương nhỏ ở người bệnh tiểu đường cũng có thể phát triển thành vết thương lớn nếu không được xử lí sớm, từ đó nó có thể ảnh hưởng tới tứ chi vĩnh viễn.
Ảnh hưởng đến sinh lý
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết người bị bệnh tiểu đường (cả nam và nữ) đều không có đời sống tình dục bình thường. Đây được xem là biến chứng của bệnh tiểu đường cần phải ghi nhớ. Riêng đối với tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra các tình trạng:
– Rối loạn cương dương ở nam giới
– Giảm chất lượng tinh trùng
– Giảm ham muốn tình dục (ở cả nam và nữ)
– Khô âm đạo ở nữ
Gây ra các vấn đề về tim mạch và đột quỵ
Kiểm soát tốt lượng đường huyết không gây biến chứng tiểu đường
Một biến chứng tiểu đường tuýp 2 là gây rối loạn mỡ máu, huyết áp từ đó dẫn đến các bệnh về tim mạch, và đột quỵ. Đây có thể coi là biến chứng rất nguy hiểm, nếu không được xử lí kịp thời có thể gây tử vong bất cứ lúc nào. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường cần hết sức lưu ý để tránh biến chứng về tim mạch nhé.
Ngưng thở khi ngủ
Một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 đó là hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Đây được coi là một dạng rối loạn giấc ngủ, biểu hiện là người bệnh có nhịp thở ngắn, ngắt quãng, nông.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc ngưng thở khi ngủ có liên quan mật thiết với người bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu tình trạng này diễn ra lâu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dẫn đến hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết đột ngột
Tình trạng lượng đường trong máu có thể đột ngột bị giảm xuống đến mức thấp khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Theo các bác sĩ, hạ đường huyết có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân biến chứng tiểu đường tuýp 2 vì thế người bệnh cần kiểm soát tốt chế độ ăn uống, vận động của mình để tránh tình trạng này diễn ra.
Ngược lại với hạ đường huyết thì tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng tăng đường đường huyết. Đó là khi hiện tượng lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng, có thể dẫn tới đột quỵ, hôn mê, tử vong. Vì thế, kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường là việc làm vô cùng quan trọng.
Gây ra các vấn đề răng miệng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị tiểu đường (bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ) đều có nguy cơ bị viêm nướu cao hơn người bình thường nhiều lần. Trong khi đó, người bị tiểu đường không ổn định đường huyết thì nguy cơ này cũng cao gấp 2 – 3 lần so với người bị tiểu đường nhưng có lượng đường huyết ổn định.
Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường rất nghiêm ngặt
Trên đây là những biến chứng tiểu đường tuýp 2. Có thể thấy, đây đều là những biến chứng hết sức nguy hiểm. Vì thế, ngoài việc áp dụng những biện pháp điều trị người bệnh cần tìm ra những cách để phòng tránh bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, muốn hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh có thể thực hiện theo một số biện pháp sau:
– Tuân thủ chế độ dùng thuốc
– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như: ít béo, ít đường, ăn nhiều rau xanh và hoa quả
– Thường xuyên tập thể dục, 30 phút mỗi ngày.
– Giảm cân đối với người có trọng lượng cơ thể vượt qua mức cho phép.
– Kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ổn định huyết áp
– Cần điều sớm tình trạng rối loạn chuyển hóa (lipid máu).
Ngoài những biện pháp giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2 trên đây thì còn một phương pháp vô cùng hữu hiệu mà thực hiện đơn giản cho người bệnh – đó là dùng thực phẩm có thành phần thảo dược giúp ổn định đường huyết trong máu, điển hình như mướp đắng, dây thìa canh, tảo Spirulina. Đây đều là các thành phần có tác dụng hỗ trợ hạ chỉ số đường huyết và HbA1c hiệu quả, từ đó giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và phòng ngừa biến chứng.