Hba1c là một chỉ số quan trọng trong việc theo dõi và kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức an toàn, ổn định. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của Hba1c là gì? Hba1c cần lưu ý gì? Vì thế, ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số Hba1c.
Chỉ số Hba1c là gì?
HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đánh giá lượng đường glucose gắn với hemoglobin có trong các tế bào hồng cầu. Một người bị mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh làm tăng lượng đường trong máu sẽ có hàm lượng glucose gắn với hemoglobin cao hơn so với những người bình thường.
Hba1c chính là mức đường huyết trung bình của bạn từ 2-4 tháng qua
Nếu Hba1c cao có nghĩa bạn có quá nhiều đường trong máu, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều khả năng mắc phải các biến chứng của bệnh tiểu đường hơn.
Thực hiện xét nghiệm HbA1c đã và đang được đánh giá là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi, kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó có thể đưa ra những đánh giá hiệu quả của việc điều trị bệnh tiểu đường trong thời gian qua.
Khi nào nên xét nghiệm Hba1c?
Tùy thuộc vào từng loại tiểu đường và khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm Hba1c khác nhau từ 2-4 lần/năm. Trường hợp bệnh nhân có khả năng kiểm soát đường không tốt thì có thể sẽ phải thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, xét nghiệm Hba1c còn được thực hiện nếu một người nghi mắc tiểu đường hoặc có các triệu chứng tăng nồng độ Glucose trong máu như:
– Luôn cảm thấy khát nước
– Tần suất đi tiểu nhiều lần
– Cơ thể mệt mỏi, uể oải
– Thị lực bị suy giảm
– Lâu lành các vết thương, nhiễm trùng
Quy trình xét nghiệm Hba1c là gì?
Xét nghiệm Hba1c có thể thực hiện vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày với quy trình như sau:
– Nhân viên y tế quấn băng Garo xung quanh cánh tay để chặn dòng chảy của máu, làm nổi các tĩnh mạch để việc lấy máu được dễ dàng hơn.
– Sát trùng vùng da lấy máu bằng cồn
– Đưa kim vào tĩnh mạch để thực hiện lấy máu
– Kéo pittong xilanh để lấy máu
– Tháo Garo ra khỏi cánh tay sau khi đã thực hiện lấy đủ máy
– Đặt một miếng gạc hoặc bông lên chỗ lấy máu để cầm máu sau khi rút kim
– Dán băng vào chỗ lấy máu
Sau khi thực hiện lấy mẫu, bạn sẽ được hẹn ngày để lấy kết quả HbA1c. Khi kết quả được trả, bác sĩ chuyên khoa sẽ phân tích, giải thích và tư vấn cho bạn về kết quả xét nghiệm.
Chỉ số xét nghiệm HbA1c bao nhiêu là bình thường?
Kết quả của xét nghiệm HbA1c đánh giá lượng đường trong máu sẽ được phân chia làm 3 mức độ:
– <5.7% là bình thường
– Từ 5.7%-6.4% là nguy cơ bị tiểu đường (tiền đái tháo đường). Người có chỉ số này sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm tới.
– >6.5% là bị mắc tiểu đường
Mức nồng độ HbA1c trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Một số bệnh lý có thể làm tăng nồng độ Hba1c nhưng kết quả vẫn nằm trong phạm vi bình thường như: Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), Hội chứng Cushing, U tủy thượng thận,… Ngoài ra việc điều trị Corticosteroid cũng có thể làm tăng mức Hba1c.
Lưu ý: Khoảng tham chiếu chỉ số HbA1c là gì có thể sẽ không thống nhất, tùy thuộc vào cơ sở xét nghiệm mà bạn chọn. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có bất cứ điều gì băn khoăn về kết quả xét nghiệm.
Mức chỉ số Hba1c đề xuất dành cho người bị bệnh
– Đối với người bình thường: Mục tiêu <5.7%
– Đối với người bị mắc đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ: Mục tiêu <7%
– Đối với trẻ em dưới 6 tuổi bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1: Mục tiêu <8.5%
– Đối với trẻ em 6-12 tuổi bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1: Mục tiêu <8%
– Đối với thanh thiếu niên từ 13-19 tuổi bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1: Mục tiêu <7.5%
– Đối với những người từng bị hạ đường huyết trầm trọng, người mắc đái tháo đường lâu năm, người cao tuổi có nhiều bệnh nền: Mục tiêu 8%
Chỉ số HbA1c và những lưu ý
Các trường hợp có thể làm HbA1c tăng cao
– Nồng độ Glucose trong máu tăng
– Người bị mắc đái tháo đường mới được chẩn đoán hoặc khả năng kiểm soát lượng đường kém
– Người bị suy thận, thiếu sắt, thiếu máu hoặc nghiện bia rượu
– Người bị ngộ độc chì
Các trường hợp có thể làm Hba1c giảm
– Phụ nữ đang mang thai
– Sau khi thực hiện truyền máu
– Sau khi cắt bỏ lách
– Sau khi sử dụng một lượng lớn vitamin E và C
– Bị thiếu máu mãn tính
– Bị mắc các bệnh lý như: hồng cầu hình liềm, thalassemia, tan máu, thiếu máu,…
5 cách cải thiện chỉ số HbA1c về mức bình thường
Bên cạnh việc điều trị thì sẽ có những lưu ý giúp người bệnh có thể cải thiện, giảm và duy trì chỉ số HbA1c về mức ổn định. Vậy cách cải thiện HbA1c là gì?
1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Người bị tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý
– Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều đường như: Nước ngọt, bánh kẹo,..
– Hẹn chế các loại thức ăn có chất béo bão hòa hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt như: Lê, bưởi, táo,…
– Không bỏ bữa
– Giảm đường, giảm muối khi ăn
– Bổ sung thêm protein thông qua các loại thịt nạc, cá,…
2. Kiểm soát calo dư thừa
Calo dư thừa là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả bệnh tiểu đường. Thực tế đã chứng minh, những người có chế độ ăn calo hợp lý sẽ khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ hơn. Với một người bị mắc bệnh tiểu đường thì lượng calo phù hợp sẽ khoảng từ 1500 – 1800/ngày.
3. Kiểm soát cân nặng
Đa số những người bị đái tháo đường thường có mức cân nặng vượt ngưỡng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy cố gắng kiểm soát và đưa mức cân nặng giảm từ 5-10% sức khỏe hiện tại bằng cách hoạt động thể lực và để ý đến lượng calo hàng ngày.
4. Có chế độ luyện tập hợp lý
Xây dựng chế độ luyện tập phù hợp với 45-60 phút mỗi ngày có thể giúp người bệnh giảm Hba1c một cách tự nhiên. Cụ thể là làm giảm sự đề kháng insulin và thúc đẩy quá trình vận chuyển Glucose và cơ một cách thuận lợi hơn.
5. Tinh thần ổn định, thoải mái
Tâm lý và tinh thần vui vẻ cũng là một yếu tố quan trọng giúp duy trì chỉ số HbA1c ở mức tốt nhất. Bởi lẽ, khi bạn căng thẳng và mệt mỏi sẽ có những ảnh hưởng xấu tới lượng đường, lượng máu và cả chỉ số HbA1c.
Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về HbA1c là gì cũng như các vấn đề xoay quanh chỉ số xét nghiệm HbA1c. Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh với tinh thần vui vẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần giúp hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả như: khổ qua, dây thìa canh, tảo Spirulina, linh chi, sinh địa,… Chúc bạn sẽ luôn duy trì HbA1c ở mức ổn định để xóa bỏ mọi lo âu với bệnh tiểu đường!