Là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay- đái tháo đường đang khiến nhiều người lo lắng. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng đái tháo đường xuất hiện sẽ vô cùng nguy hiểm.
Bệnh đái tháo đường: Những con số đáng báo động
Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường. Thực chất đây là một bệnh mãn tính với biểu hiện cụ thể là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Điều này do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Có thể bạn chưa biết nhưng bệnh lý trên đang ngày càng gia tăng và trở thành hồi chuông cảnh báo nhiều người. Theo một số thống kê thì cứ 10 giây trôi qua thì trên thế giới lại có 2 người bị đái tháo đường. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính đến năm 2025 có tới 380 triệu người mắc bệnh trên.
Bệnh đái tháo đường đang phổ biến và tăng nhanh hiện nay
Trong khi đó, tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Đồng thời, con số được dự đoán đến năm 2040 sẽ tăng lên 6,1 triệu người. Một trong những điều nguy hiểm nhất là có tới 70% số người đái tháo đường không biết mình bị bệnh. Đồng thời có tới 85% số người chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm. Vì vậy đây là vấn đề vô cùng quan trọng, là hồi chuông cảnh báo đến nhiều người.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường
Một số người bệnh đái tháo đường còn chủ quan và chưa lường hết được những tác động và biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Việc bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nói về biến chứng đái tháo đường thì phải kể đến biến chứng cấp tính và mãn tính.
Biến chứng cấp tính
- Hạ đường huyết: Do quá trình ăn uống kiêng khem trong thời gian dài cùng việc tập luyện quá mức,… có thể khiến lượng đường giảm đột ngột. Tình trạng hạ đường huyết cấp tốc cũng gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Hôn mê: Khi lượng đường của người bệnh tăng quá cao, đột ngột sẽ dẫn đến hôn mê rất nguy hiểm. Lúc này cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng mãn tính
- Biến chứng mắt: Có thể bạn chưa biết nhưng khi lượng đường huyết tăng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mao mạch ở vùng mắt. Chính điều này khiến mắt ngày càng giảm thị lực. Thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, mù lòa,…
Biến chứng đái tháo đường vô cùng nguy hiểm
- Biến chứng tim mạch: Một trong những biên chứng đái tháo đường nguy hiểm phải kể đến chính là ảnh hưởng tim mạch. Những người bệnh đái tháo đường dễ có nguy cơ tăng mỡ máu, cao huyết áp hay xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch gây nguy hiểm khôn lường.
- Biến chứng thận: Lượng đường trong máu cao dẫn đến sự tổn thương vi mạch trong thận và gây nên tình trạng suy giảm chức năng lọc của thận. Thậm chí có thể dẫn đến suy thận.
- Biến chứng hệ thần kinh: Bên cạnh những nguy hại trên thì đái tháo đường còn ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh. Thậm chí đây là những biến chứng xuất hiện sớm nhất của đái tháo đường. Một số biến chứng phải kể đến như đau, tê, nóng ở chân. Đồng thời nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, lúc nhanh lúc chậm hay tiết mồ hôi nhiều,…
Không chỉ những biến chứng kể trên mà người bệnh đái tháo đường với chế độ ăn kiêng có thể dẫn đến thiếu dưỡng chất, gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác, khiến chân bị lở loét, suy giảm nhận thức,… Đồng thời chúng làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy đừng nên chủ quan với bệnh.
Người bệnh đái tháo đường cần chú ý điều gì?
Để sống khỏe với bệnh đái tháo đường thì việc chú ý điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ là nhất định bạn cần lưu ý. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt hàng ngày cũng có những ảnh hưởng nhất định. Dưới đây là một số lời khuyên mà người bệnh nên chú ý:
Người bệnh đái tháo đường nên chú ý chế độ ăn uống hàng ngày
- Bổ sung những thực phẩm có khả năng kiểm soát lượng đường: cá hồi, súp lơ, rau cải xoăn, trái cây cam, quýt, quả mọng,…
- Tránh xa thực phẩm khiến lượng đường tăng cao: Thịt đỏ, hoa quả sấy, đồ ngọt, rượu, bia, nước ngọt có ga, thực phẩm đóng hộp,…
- Chú ý tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
- Sinh hoạt khoa học hàng ngày.
- Duy trì tâm lý thoải mái, tích cực.
- Thường xuyên thăm khám để nắm được tình trạng sức khỏe và kịp thời xử lý những biến chứng mới xuất hiện.
Bên cạnh đó, việc sử dụng một số thảo dược từ bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cũng là gợi ý dành cho người bệnh. Một số thảo dược như: Dây thìa canh, khổ qua rừng, tảo spirulina,… rất tốt cho người bệnh và được ưa chuộng hiện nay. Cụ thể:
- Dây thìa canh: Có chứa các hoạt chất làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, ức chế hấp thu glucose ở ruột. Từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu khá tốt. Đặc biệt chúng có khả năng ngăn ngừa những biến chứng đái tháo đường hữu hiệu.
- Khổ qua rừng: Không chỉ giúp kiểm soát lượng đường huyết mà khổ qua rừng còn giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch và phòng bệnh ung thư hiệu quả.
Khổ qua rừng giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tim mạch
- Tảo spirulina: Có tác dụng tuyệt vời trong việc cân bằng đường huyết. Đồng thời loại tảo này chứa nhiều dưỡng chất thay thế tốt cho người bệnh đái tháo đường đang ăn kiêng.
Các loại “thần dược” trên hiện được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, việc tìm kiếm những loại thực phẩm chức năng chứa những thành phần trên đang được nhiều người quan tâm. Để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường thì tốt nhất bạn nên chú ý đến những vấn đề trên và tìm cho mình loại thực phẩm chức năng thích hợp để sử dụng kết hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.